Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Thánh nữ Catherine la Bouré

Thánh nữ Catherine la Bouré


      Thánh Nữ Catherine La bouré là thôn nữ hiền hậu của làng Fain-les-Moutiers, hạt Côte D'Or, một thung lũng nhỏ gần làng của thánh Bernardô và Chantal, nước Pháp. Thánh Nữ sinh ngày 2 tháng 5, 1806. Cha mẹ đặt tên là Zoé. Thánh nữ đã mồ côi mẹ từ lúc 8 tuổi. Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó và đức độ của gia đình, vì thế ý định dâng mình cho Chúa ngày càng mạnh mẽ. Thân phụ của thánh nữ là một nông gia đã từng theo học để lên chức Linh Mục, nhưng ông hồi tục vì ghét cơ cấu của Giáo Hội. Chẳng những không chấp nhận ý định đi tu, nhất là khi có những người ngỏ ý cưới con ông, mà ông lại còn dùng kế đẩy con vào chốn thị thành, nơi sầm uất nhất của thủ đô Paris, cho làm việc trong tửu lầu, đủ mọi thứ ăn chơi đàng điểm, nơi có nhiều cám dỗ, với hy vọng con gái mình bỏ được ý định tu hành. Nguy nan đâu chẳng thấy, mà lại càng làm cho lửa mến Chúa của Thánh nữ ngày càng nung nấu gia tăng. Thấy thuyết phục con không được, ông đành phải cho con tự do theo ý muốn.

Mùa Xuân năm 1830, Thánh nữ đã xin gia nhập Dòng Nữ Tử Bác Ái của thánh Vincent de Paul ở Chatillon sur Seine. Giữa nơi đất thánh, hoa thánh đức ngày càng nở lớn. Chẳng bao lâu, Thánh nữ được nhận vào nhà tập tại tu viện Rue Du Bac, với tên hiệu mới là Catherine La bouré. Sau khi khấn Dòng, lại được mẹ Bề Trên truyền dạy gửi thân trong tu viện này cho tới khi qua đời.
ĐỨC MẸ HIỆN RA LẦN THỨ 1

Catherine vốn có lòng khao khát được gặp mặt Đức Mẹ từ lâu, nên ngày 18 tháng 7 năm 1830, áp lễ thánh Vincent de Paul, vị sáng lập của Dòng Nữ Tử Bác Ái, Catherine đang say trong giấc điệp, bỗng nghe có tiếng ai gọi bên tai: - Labouré! Labouré!...Thánh nữ giật mình tỉnh dậy, vì ngờ rằng tiếng chị em nào gọi muốn cậy chờ. Nhưng khi vén màn định bước xuống khỏi giường, chị thấy một Thiên Thần nhỏ xinh đẹp, mặc áo trắng đứng ở đầu giường, giữa bầu ánh sáng chói lòa. Thiên thần lên tiếng:
- Xin chị hãy mau tới nhà nguyện, Đức Mẹ đang đợi chờ chị. Vừa sợ vừa bỡ ngỡ, chị trả lời:
- Giờ này không được, cửa nhà nguyện khoá rồi. Miệng nói và tai nghe lời Thiên Thần trấn an:
- Cứ bình tâm, đêm đã về khuya rồi, không còn ai thức cả. Ta sẽ dẫn chị đi.
Vì đã có ý xin gặp Đức Mẹ nhiều lần rồi, nên nghe được lời trấn an, chị liền khoác áo choàng vào và bước theo Thiên Thần nhỏ như cái bóng theo hình lướt qua các dẫy hành lang tiến đến nhà nguyện. Thiên Thần đưa ngón tay đẩy nhẹ, cánh cửa khóa từ từ mở ra. Nhà nguyện sáng trưng và lộng lẫy như một ngày đại lễ. Chị theo sát gót Thiên Thần tiến bước tới gần gian thánh. Bỗng chị thấy Đức Mẹ đầu đội khăn trắng nõn, phủ xuống hai bờ vai. Tấm áo choàng xanh màu nuớc biển phủ ngoài chiếc áo dài màu mỡ gà nhẹ nhàng và tha thướt. Đức Mẹ tiến đến ngồi trên chiếc ghế mà hàng ngày mẹ Bề Trên thường ngồi để nhắn nhủ các chị em. Như một người con xa mẹ lâu ngày, chị quên hết mọi sự xung quanh, chạy đến quì xuống sát chân Đức Mẹ, hai tay chắp lại đặt trên lòng Người.



 Đức Mẹ phán:
- Con yêu mến, Mẹ muốn trao cho con một sứ mệnh và con sẽ phải đau khổ nhiều vì sứ mệnh này, nhưng con sẽ thắng được. Con sẽ bị người ta hành hạ, bị chê bai, nhưng con đừng sợ, sẽ có ơn trên giúp sức cho con. Con cũng sẽ nhận được thật nhiều những điều lạ lùng khác nữa. Con hãy cứ mạnh dạn thưa với cha linh hồn của con về những điều Mẹ dạy. Dừng một lát, Đức Mẹ nói tiếp:- Hỡi con, thế giới này đã làm nên quá nhiều tội lỗi, khiến những đau thương sẽ chồng chất đổ xuống, nhất là quê hương Pháp quốc của con. Đức Vua sẽ bị lật khỏi ngai vàng và máu me sẽ chảy tràn trên các đường phố. Hàng Giáo Phẩm và Các Dòng tu ở Paris cũng sẽ chịu cùng chung một số phận. Đức Hồng Y sẽ phải chết...


ĐỨC MẸ HIỆN RA LẦN THỨ 2
"Ngày 27 tháng 11, 1830, Chúa Nhật trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, lúc 5g30 chiều, tôi nghe âm thanh tựa như áo lụa xào xạc, từ diễn đàn gần ảnh thánh Giuse.
"Nhìn sang hướng đó, tôi thấy Đức Trinh Nữ đang lửng lơ ngang tầm bức ảnh thánh Giuse. Đức Trinh Nữ đứng lại. Người cao vừa phải, và mặc áo toàn trắng.
"Áo dài của Đức Mẹ trắng như sương mai, có cổ cao và cánh tay áo dài trơn. Khăn choàng mầu trắng phủ trên đầu Người xuống tới chân. Dưới khăn choàng là tóc Đức Mẹ, cuốn lọn, được cột lại bằng dây trang sức ... Mặt Đức Mẹ lộ ra vừa đủ, dĩ nhiên rất đẹp, quá đẹp đến độ tôi không thể nào mô tả sắc đẹp tuyệt vời của Nguời.
"Hai chân Đức Mẹ đứng trên trái cầu mầu trắng, đúng ra phải nói nữa trái cầu, hoặc ít ra là tôi chỉ nhìn thấy một nửa. Cũng có con rắn mầu xanh đốm vàng.

"Một khuôn, hơi hơi bầu dục, bao quanh Đức Trinh Nữ. Trong khuôn đó có những chữ bằng vàng kim: 'Lạy Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ cầu khẩn với Người.' Dòng chữ này chạy nửa vòng khuôn bầu dục, bắt đầu từ ngang bàn tay phải, vòng trên đầu, và chấm dứt ở ngang bàn tay trái của Đức Trinh Nữ. Hai bàn tay Đức Mẹ lúc này đưa lên ngang trong tư thế tựa như đang hiến dâng lên Thiên Chúa trái cầu nhỏ bằng vàng, tiêu biểu cho thế giới, trên trái cầu có thánh giá bằng vàng. Cặp mắt Đức Trinh Nữ nhìn xuống. Khuôn mặt Đức Trinh Nữ xinh đẹp tuyệt vời tôi không thể diễn tả. ...
"Tôi thấy mỗi ngón tay Đức Mẹ có ba chiếc nhẫn lớn nhỏ khác nhau. Nhẫn lớn nhất ở đốt sát lòng bàn tay. Nhẫn cỡ trung ở đốt giữa. Nhẫn nhỏ nhất ở ngoài cùng. Trên mỗi chiếc nhẫn có những hạt kim cương lóng lánh lớn nhỏ khác nhau. Một vài hạt đẹp hơn các hạt khác. Những hạt kim cương lớn chiếu ra tia sáng lớn. Những hạtnhỏ chiếu ra tia sáng nhỏ hơn. Những tia sáng đó chói lòa bao phủ bệ dưới chân Đức Mẹ và tôi không còn nhìn thấy hai bàn chân Đức Mẹ nữa.
"Trong khi tôi đang say sưa ngắm nhìn Đức Trinh Nữ, Người nhìn xuống tôi. Tôi nghe Người nói: 'Trái cầu này tiêu biểu toàn thể thế giới, đặc biệt là Nước Pháp, và cách riêng từng người. Những tia sáng này tiêu biểu các ân sủng Mẹ ban cho những ai cầu xin các ơn đó. Những viên kim cương không chiếu tia sáng là những ân sủng mà các linh hồn quên không xin.'"
"Trái cầu bằng vàng biến đi trong bầu ánh sáng; hai bàn tay mở ra và hai cánh tay thả xuống vì sức nặng của các kho tàng ân sủng trong tay. Khi đó tiếng Đức Mẹ nói: 'Con hãy nói người ta làm ảnh theo mẫu này. Tất cả những ai mang ảnh này sẽ được những ân sủng lớn lao; người ta nên đeo ảnh này ở cổ. Các ân sủng sẽ dồi dào cho những ai mang ảnh này với lòng tin vững vàng.'"
"Khuôn mẫu ảnh đó xoay phía sau tới, tôi nhìn thấy mặt sau của tấm ảnh: một mẫu tự M lớn và thánh giá đặt trên một đà ngang; phía dưới mẫu tự M có Thánh Tâm Chúa và Trái Tim Mẹ Maria, một trái tim có vòng gai bao quanh, một trái tim bị lưới giáo xuyên thấu."

LẦN HIỆN RA THỨ 3

Cách mấy hôm sau, Đức Mẹ lại hiện ra với Thánh nữ lần thứ ba, cũng vào giờ nguyện ngắm ban chiều. Chỉ khác lần trước là Đức Mẹ xuất hiện ở trên cao, ngay phía sau nhà chầu của bàn thờ chính. Y phục Mẹ mặc cũng vẫn như hai lần trước. Có khác là những tia sáng ngọc ngà phát ra từ tay Đức Mẹ chiếu xuống chói lọi như ánh mặt trời, trong luồng sáng ấy có vài thứ không phát sáng làm Thánh nữ thêm bỡ ngỡ. Đức Mẹ phán:
- Những viên ngọc không phát sáng này là những ơn phúc mà người ta quên không nài xin.
Trước khi biến đi. Đức Mẹ phán:

- Hỡi con, từ nay con sẽ không còn gặp Mẹ nữa, nhưng Mẹ sẽ nói với con trong lúc con cầu nguyện.

Lời Đức Mẹ phán dạy đã thực sự xẩy ra tại thành phố Paris. Vua Charles X đã thoái vị. Đức Hồng Y Sarboy phải lẩn trốn. Máu đã chảy dài trên khắp các phố xá và một sự thay đổi mới đã đến với nước pháp. Cha Aladel là cha linh hồn của Thánh Nữ đã cho đúc ảnh vẩy như mẫu Đức Mẹ cho Thánh Nữ thấy và Ngài đã đứng ra rao truyền việc tôn kính "Ảnh Thánh Mẹ hay làm phép lạ - hay Ảnh Mẹ Ban ơn lành". Chị khiêm tốn ẩn mình suốt bốn mươi sáu năm, cố gắng tránh không nói về việc Đức Mẹ hiện ra. Mãi tới trước ngày chị lìa trần vào ngày 31 tháng 12, 1876, chị mới vì vâng lời mà xác nhận rằng chị đã thị kiến "Đức Trinh Nữ." 

      
Thánh catherine la boure


Năm 1933, khi cải mộ để lập hồ sơ xin phong thánh cho chị, Thánh Nữ Catherine Labouré đã qua đời trên một trăm năm mà xác thánh Người vẫn còn nguyên vẹn và xinh đẹp như khi còn sống. 
   Chị Catherine Labouré được Đức Thánh Cha Pio XII phong lên bậc hiển thánh năm 1947.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

tom tat Hội Con Đức Mẹ



tom tat tieu su cdm



Hội Con Đức Mẹ được chính Đức Mẹ ân cần thiết lập khi hiện ra với Thánh nữ Catherine Labouré, thuộc Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, năm 1830, tại nguyện đường ở số 140, Rue Du Bac, Paris Quận 7, Pháp.Hội đã được Đức Giáo hoàng Pius IX ban hành sắc lệnh phê chuẩn ngày 20/06/1847. Ngày 19/07/1850, Bề trên Tổng quyền dòng Thừa Sai và Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn được đặt làm Tổng Tuyên uý và Tuyên uý của Hội Con Đức Mẹ.Tại Việt Nam, Hội Con Đức Mẹ được các Nữ Tử Bác Ái tại Gia Định (nay là số 10 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh,TP.Hồ Chí Minh) thành lập ngày 07/09/1932 trong giáo phận Sài Gòn.Trước năm 1975, Hội có mặt tại nhiều giáo xứ ở miền Nam, một số ở miền Bắc và miền Trung. Sau năm 1975, Hội tạm ngưng sinh hoạt. Khoảng 10 năm gần đây, Hội sinh hoạt trở lại và đang trong giai đoạn khôi phục và phát triển.Bản chấtHội mang tính chất chung của các phong trào Công giáo Tiến hành, hoạt động thuần tuý tôn giáo trên phạm vi quốc tế, quốc nội và được đặt nền tảng trên các giáo xứ thuộc các giáo phận.Mục đích và tôn chỉĐức Maria muốn quy tụ những người trẻ để họ:



•- Được giáo dục về nhân bản và Kitô giáo để trở thành người tốt và người Công giáo trưởng thành.•- Có khả năng truyền giáo: tham dự vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội bằng đời sống đạo đức, phục vụ và dạy giáo lý khi có thể.•Phương hướng hoạt động•- Sống thành nhóm: sống huynh đệ theo tinh thần Phúc Âm.•- Chiêm ngắm: biết nhìn vào cuộc sống: học biết nhìn mình và người khác dưới cái nhìn của Phúc Âm.•- Phục vụ: là con đường truyền giáo tốt nhất.Tổ chức



Giới trẻ giáo dân là lực lương chủ lực của Hội.Qua Mẹ Maria, mọi thành viên phải ra sức khám phá với vai trò tích cực của Mẹ và của bản thân đương sự, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, trong việc cộng tác trực tiếp vào mầu nhiệm cứu độ nơi Đức Kitô và Giáo Hội của Người.Theo nội quy hiện nay, cha chính xứ là cha linh hướng của Giới trẻ Con Đức Mẹ tại giáo xứ.Thực hành cụ thể- Hội luôn đồng hành với giới trẻ, sống tình liên đới và sống Phúc Âm bằng cách hành động cùng với người khác hằng ngày.- Hội tham gia hoạt động trực tiếp trong giáo xứ như: quét dọn nhà thờ, giúp lễ, ca đoàn, dạy giáo lý hay dấn thân trong các môi trường xã hội bằng cách chăm chỉ học tập các nhân đức của Mẹ Maria hầu thăng tiến bản thân, môi trường và xã hội… nhất là để thánh hoá giới trẻ và làm cho tuổi trẻ có ý nghĩa hơn.- Tất cả đều quy về mục đích mở mang nước Chúa trong chính lòng người, góp phần xây dựng giáo xứ, cải thiện cuộc sống bằng mọi phương thức hiện có của thời đại…