Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

Bài thơ: Ngàn Hoa Dâng Mẹ

                  NGÀN HOA DÂNG MẸ                         *******

           - Tháng hoa về khắp muôn nơi
         Con kính dâng Mẹ muôn lời ngợi khen
                *********
Tình yêu Mẹ như đèn tỏa sáng,
Yêu thương con lai láng mượt mà.
Như nguồn nước mát bao la,
Như vầng trăng sáng lời ca dịu hiền.

Kính dâng Mẹ bao niềm cảm mến,
Nâng đỡ con vượt bến gian nan.
Dịu dàng ban phúc bình an,
Âm thầm che chở qua ngàn hiểm nguy.

Ngàn hoa thắm bái quỳ kính tiến,
Dâng lời ca ước nguyện tinh tuyền.
Muôn hoa hương sắc trinh nguyên,
Đắm say Tình Mẹ diệu huyền Thánh ân.

Mẹ là làn gió xuân mát mẻ,
Cuộc đời con nhờ Mẹ sáng trong.
Đời con thoát kiếp long đong,
Hoa tươi dâng Mẹ tỏ lòng con thơ.

Xin dâng Mẹ ước mơ Hoa Trắng,
Như bầu trời ngập nắng bình minh.
Hương hoa thanh sạch khiết trinh,
Như trăng sáng tỏ nặng tình trời mây.

Cúi xin Mẹ đong đầy ơn phước,
Giúp lòng con luôn được sắt son.
Dù cho vượt núi, trèo non,
Trọn tình kiên vững vuông tròn nghĩa ân.

Hoa Xanh thắm góp phần dâng Mẹ,
Hoa lòng thành thỏ thẻ cậy trông.
Mẹ nguồn hy vọng ước mong,
Thương đau vẫn thắm tình nồng Mẹ yêu.

Dù vất vả sớm chiều xuôi ngược,
Trọn niềm tin mơ ước yêu thương.
Dù bao gian khó đoạn trường,
Thắm tươi dệt mộng thiên đường ngày sau.

Sắc Hoa Đỏ đượm màu cứu độ,
Như tình yêu nở rộ sắc hương.
Màu hoa tươi thắm kiên cường,
Lời kinh tận hiến khiêm nhường dâng trao.

Con dâng Mẹ khát khao hồn nhỏ,
Lối hẹp nào mở ngõ chân mây.
Giúp con quyết chí từ đây,
Hiệp thông cứu chuộc dựng xây Nước Trời.

Xin dâng Mẹ hoa đời thập giá,
Hoa Tình Yêu Mẹ đã hiến dâng.
Chiều xưa đồi vắng ‘‘Xin Vâng’’,
Không gian Màu Tím bâng khuâng cõi lòng.

Ngước nhìn Mẹ đồng công cứu chuộc,
Lầm lỗi nào chặn bước đời con.
Tím sầu nở giữa lòng son,
Mẹ thương ấp ủ , tình con trung thành.

Sắc Hoa Vàng long lanh dâng tiến,
Hương nồng nàn lưu luyến tâm can.
Mẹ ơi! Mẹ đẹp huy hoàng,
Càng nhìn ngắm Mẹ con càng đắm say.

Tin – Cậy – Mến tràn đầy ước nguyện,
Con kính yêu Mẹ đến muôn đời.
Dù cho nhân thế đổi dời,
Lòng vàng trung tín trọn đời trinh trong.



Dâng kính Mẹ tấm lòng con thảo,
Chút tâm tình hoài bão tháng hoa.
Ngàn hoa hòa với lời ca,
Tiến dâng múa hát trước tòa cao sang.

HÃY KÊU CẦU ĐỨC MẸ .. BAO LÂU CÒN SỐNG TRÊN TRẦN GIAN

HÃY KÊU CẦU ĐỨC MẸ .. BAO LÂU CÒN SỐNG TRÊN TRẦN GIAN

... Thánh thiếu niên Domenico Savio là học trò của Cha thánh Gioan Bosco (1812-1888). Savio chào đời ngày 2-4-184- Con sẽ thưng xuyên xưng ti và rước lễ mỗi khi Cha Giải Tội cho phép.
- Con muốn thánh hóa mọi ngày lễ trọng.
- Bạn hữu con sẽ là Đc Chúa GIÊSU và Đức Mẹ MARIA.
- Thà chết chứ không thà phạm tội.

Một ít lâu sau khi qua đời, Domenico Savio hiện về với Cha Gioan Bosco. Chính Cha Gioan Bosco kể lại cho các bạn trẻ và các bề trên của hội dòng nghe như sau.

Lúc đó tôi ở Lanzo và đang ở trong phòng. Bỗng chốc tôi thấy mình được đưa lên một ngọn đồi. Tôi thấy chung quanh một quang cảnh bao la bát ngát, có hồ lớn và có vườn rộng. Trong vườn có cây, trái và hoa thật đẹp. Tất cả đều hòa điệu và tuyệt vời.

Đang chiêm ngắm phong cảnh tuyệt đẹp thì tai tôi nghe một thứ âm nhạc dịu dàng như được đánh lên bởi hàng trăm ngàn nhạc cụ khác nhau. Hòa với tiếng nhạc là tiếng ca thánh thót của một ca đoàn đông vô kể.

Còn đang ngây ngất trước lời ca tiếng hát và tiếng đàn, tôi bỗng trông thấy một đoàn đông vô kể các bạn trẻ đi về phía tôi. Dẫn đầu đoàn trẻ là Domenico Savio. Khi đến gần tôi khoảng 8-10 bước, đoàn người trẻ ngừng lại. Ngay lúc đó, một đèn sáng được bật lên và mọi tiếng hát tiếng đàn ngưng lại. Tất cả trở thành im lặng như tờ. Rồi một mình Domenico Savio tiến thêm vài bước và đứng lại, gần bên tôi. Cậu thiếu niên trông tuyệt đẹp. Áo cậu mặc trông thật lạ. Savio mặc chiếc áo trắng tinh, phủ tới gót chân. Chiếc áo trang hoàng bằng kim cương và gắn những sợi dây bằng vàng. Nơi cổ mang dây chuyền kết bằng những loại hoa chưa bao giờ thấy, gần giống như kim cương. Trên đầu, đội một vòng hoa hồng. Mái tóc vàng óng ả phủ xuống bờ vai khiến cậu thiếu niên trông thật dễ thương, thật mĩ miều và đẹp như một vị thiên thần.

Tôi kinh ngạc đến độ không thốt nên lời nào. Thấy vậy, Domenico cất tiếng nói:
- Sao Cha đứng im và tỏ ra kinh hãi như thế?

Tôi trả lời:
- Vì Cha không biết nói gì! Nhưng con có phải là Domenico Savio không?

Savio đáp:
- Chính con đây! Cha không nhận ra con sao?

Tôi hỏi:
- Nhưng sao con lại ở đây?

Savio thưa:
- Con đến để nói chuyện với Cha. Cha hỏi con vài điều đi!

Tôi liền hỏi:
- Quang cảnh tuyệt đẹp Cha trông thấy đây có phải là cảnh thiên nhiên không?

Savio trả lời:
- Đúng thế, nhưng nó được bàn tay vạn năng THIÊN CHÚA làm cho đẹp gấp ngàn lần.

Tôi liền nói:
- Đối với Cha thì quang cảnh này giống thiên đàng quá!

Savio kêu lên:
- Thiên đàng không giống như vậy đâu Cha, vì mắt trần không thể nào chiêm ngắm vẻ đẹp thiên quốc!

Tôi hỏi:
- Thế thì các con vui hưởng gì nơi thiên đàng?

Savio đáp:
- Giải thích cho Cha hiểu là chuyện không thể được! Một người còn xác phàm không thể hiểu thế nào là thiên đàng bao lâu người đó vẫn còn sống và chưa kết hiệp mật thiết với Đấng Tạo Hóa.

Tôi hỏi câu cuối:
- Vậy thì, Savio yêu dấu, con hãy nói cho Cha biết điều gì làm cho con an ủi nhất lúc con sắp trút hơi thở sau cùng?

Domenico Savio trả lời:
- Điều an ủi nhất lúc con sắp chết là nhận được sự trợ giúp vạn năng và khả ái của Đức Mẹ MARIA Chí Thánh, Mẹ Đấng Cứu Thế. Xin Cha nói với các bạn trẻ rằng: ”Đừng bao giờ quên kêu cầu Đ
ức Mẹ MARIA, bao lâu còn sống trên trần gian!”
... Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp

Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết. Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con. Xin Mẹ ban cho con ơn trng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con đưc ơn bn đ đến cùng. Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử. AMEN.
Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù h cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó. Sau hết cho các Linh Hồn đáng thương trong Lửa Luyện Ngục.
Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con. Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.
Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con.
Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.

(P. Gnarocas, N.I., ”L'Aldilà, Stupenda Realtà: Il Paradiso”, Editrice Comunità, trang 192-194)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
2 tại thành phố San Giovanni di Riva gần Chieri (Đông Bắc Ý) và qua đời ngày 9-3-1857. Gần đúng 100 năm sau, Domenico Savio được Đức Giáo Hoàng Pio XII (1939-1958) tôn phong hiển thánh ngày 12-6-1954.

Khi rước lễ lần đầu năm 7 tuổi, Savio vạch chương trình sống thánh:

loi ca dang me

thanh nam kinh me

Tháng Năm là tháng hoa kính Mẹ maria, minh xin được chia sẻ cùng quý bạn những cánh hoa tình yêu để kính dâng Mẹ. Xin Mẹ luôn che chở, phù hộ, an ủi, và dẫn dắt chúng ta đến với Chúa!     
                                   Hoa Tình Yêu
 
                                        (nhạc "Hoa Tình Yêu" xin xem attatchment) 
  
 
             1)     Mẹ là mùa xuân ấm êm vô vàn.
                     Mẹ là ngàn hoa tô thắm cho trần gian.
                     Mẹ là vì sao đưa lối con về yên hàn.
                     Mẹ là vừng trăng tỏa sáng trên mây ngàn.
 
                     Đ.K.  Maria lòng con mến yêu Mẹ nhiều!
                     Xin dâng lên Mẹ muôn đóa hoa tình yêu.
                     Maria lòng con mến yêu Mẹ nhiều!
                     Xin dâng lên Mẹ muôn đóa hoa sớm chiều.
 
                2)    Mẹ là mùa xuân thắm tươi muôn lòng.
                    Mẹ là đại dương chan chứa bao tình thương.
                    Mẹ là hừng đông cho chúng con niềm hy vọng.
                    Mẹ là dòng sông gội mát trên nương đồng.
 
                    Đ.K.  Maria lòng con mến yêu Mẹ nhiều!
                    Xin dâng lên Mẹ muôn đóa hoa tình yêu.
                    Maria lòng con mến yêu Mẹ nhiều!
                    Xin dâng lên Mẹ muôn đóa hoa sớm chiều.
 
 
 
               Mẹ!
 
Mẹ là trăng giữa muôn chòm sao bạc.
Mẹ là tiên giữa hàng vạn giai nhân.
Mẹ tươi xinh hơn cả các thiên thần.
Cho lòng con đến muôn đời ca tụng.
 
Nghe danh Mẹ các tầng trời mở rộng.
Và trần gian vang vọng tiếng yêu thương.
Trong tâm tư không một chút vấn vương.
Niềm cay đắng xanh mầu thành hy vọng.
 
Tình yêu Mẹ dat dào như biển sóng.
Dẫn đưa con vào trong bến bình an.
Trong tay Mẹ con hạnh phúc chứa chan!
Trong tay Mẹ con hân hoan vui sống!
 
 
 
Nếu không có Mẹ!

 
 
Nếu không có Mẹ dẫn dắt, đời con dễ bị lạc mất!
 
Nếu không có Mẹ chở che, đời con sẽ lắm nhiêu khê!
 
Nếu không có Mẹ an ủi, đời con khổ đau buồn tủi!
 
Nếu không có Mẹ phù hộ, đời con sẽ lắm âu lo!
 
 huydung

tim hieu

lịch sử kinh mân côi



        Hội Thánh dành riêng tháng mười để tôn kính Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh Mân Côi. Kinh Mân Côi được mọi người: không phân biệt già trẻ, giàu nghèo, địa vị trong xã hội đọc bất cứ giờ nào hay bất cứ nơi đâu. Càng tìm hiểu nguồn gốc kinh Mân Côi, chúng ta càng được Mẹ Maria dẫn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
    Khoảng giữa thế kỷ thứ ba là thời kỳ Hội Thánh đang bị bách hại gay gắt, các Kitô hữu hoặc phải bỏ đạo, hoặc phải di tản, trốn dưới các hang toại đạo. Những người tu hành cũng phải chạy vào sa mạc hay ẩn cư trong các vùng đồi núi. Dần dần, họ quy tụ lại sống thành cộng đoàn để cùng nhau cầu nguyện, lao động. Cách cầu nguyện của họ dựa trên nền tảng cựu ước là mỗi ngày đọc đủ 150 thánh vịnh. Tuy nhiên, nếu đọc hết một lần thì quá dài, nên họ đã chia thành ba phần: mỗi phần gồm năm mươi thánh vịnh được đọc vào rạng sáng, trưa và chiều tối. Trước khi đọc thánh vịnh, họ đọc kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng là lời chào của sứ thần khi truyền tin: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà” (Lc. 1:28). Đến cuối thế kỷ thứ ba, lời nói của bà Êlisabét được thêm vào: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Con lòng bà gồm phúc lạ”. Đây chính là phần đầu của kinh Kính Mừng ngày nay.


    Khi thời kỳ bách hại đạo chấm dứt (năm 324), lối cầu nguyện của các đan sĩ ngày càng được nhiều người biết tới. Thế nhưng không phải ai cũng có thể bắt chước vì thánh vịnh được viết và nguyện bằng tiếng Latinh, ngôn ngữ chung của Giáo Hội thời bấy giờ. Vì thế, thay vì đọc 150 thánh vịnh, các giáo dân chỉ đọc 150 kinh Lạy Cha, hoặc về sau là 150 kinh Kính Mừng, dần dà kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng trở nên phổ biến rộng rãi trong giới bình dân.
 
Thánh Đa Minh 
 
    Có thể nói vào thời điểm này, tuy chưa đầy đủ mà chỉ gồm kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng phần một, chưa có phần “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen”, kinh Mân Côi đã bắt đầu hình thành.
Không lâu sau đó, bè rối Nestorius vùng lên chống phá Giáo Hội. Họ cho rằng không được gọi Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, vì Mẹ chỉ có thể sinh Chúa theo bản tính nhân loại. Nếu gọi như thế là phạm thượng!
    Chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là một Ngôi Vị duy nhất. Nhưng trong ngôi vị đó lại tồn tại hai bản tính: bản tính Thiên Chúa thật và bản tính con người thật. Hai bản tính đó không trộn lẫn vào nhau, không đối nghịch nhau nhưng cùng tồn tại trong Ngôi Lời của Thiên Chúa. Từ đó chúng ta có mầu nhiệm ngôi hiệp: Thiên Chúa Làm Người. Nếu chúng ta tách một trong hai bản tính đó ra khỏi Đức Giêsu, thì chẳng khác gì chúng ta phủ nhận luôn mầu nhiệm nhập thể.
“Đức Maria thực sự trở thành Mẹ Thiên Chúa qua việc Con Thiên Chúa làm người trong lòng Mẹ. Mẹ là Mẹ Thiên Chúa không phải vì Ngôi Lời đã nhận bản tính Thiên Chúa từ nơi Mẹ. Nhưng chính từ Mẹ mà Ngôi Lời đã nhận được một thân xác thánh thiêng có linh hồn. Ngôi Hai Thiên Chúa đã liên kết với thân xác ấy ngay trong Ngôi Vị mình. Vì thế chúng ta nói: ‘Ngôi Hai xuống thế làm người’ ” (DS. 251).
    Hơn nữa trong Kinh Thánh, chính Thiên Chúa đã mạc khải cho chúng ta qua lời nói của bà Êlisabét: “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm” (Lc. 1:43). Giáo Hội xác quyết như vậy, nên Công Đồng Ê-phê-sô (năm 431) một lần nữa khẳng định tước hiệu Mẹ Thiên Chúa đồng thời lên án bè rối Nestorius.
    Không lâu sau đó, xảy ra một nạn đói lớn hoành hành khắp thành Rôma. Trong vòng chưa đầy chín tháng, số người chết đã lên tới mười bảy ngàn người. Ngay sau khi lên ngôi giáo hoàng, đứng trước nạn đói khủng khiếp, Đức Grêgôriô Cả kêu gọi toàn thể dân chúng trong thành Rôma sám hối và tổ chức cuộc rước kiệu Đức Mẹ đến các vùng nạn đói đang giết chóc nặng nề. Ngài dẫn đầu đoàn rước. Mọi người đọc kinh Kính Mừng để cầu xin Mẹ. Lúc này phần hai của kinh được thêm vào: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử. Amen”. Tiếng kinh nguyện hòa lẫn tiếng than khóc cầu xin Mẹ thống thiết thấu tận trời cao. Khi đoàn rước kiệu đến chân cầu Saint Peter, Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-en đã hiện ra đầy uy linh như một dấu chỉ trọng đại báo hiệu Đức Mẹ Chúa Trời đã nghe lời kêu xin. Chẳng bao lâu sau, nạn đói chấm dứt.
    Từ Công Đồng Êphêsô khẳng định tước hiệu: Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, đến sau nạn đói cuối thế kỷ VI (590), kinh Kính Mừng đã có hai phần: phần đầu là lời chào của sứ thần và lời khen ngợi của bà Êlisabét, phần sau là lời cầu xin nhờ vào thánh danh Đức Mẹ Chúa Trời.
    Lời khen ngợi của bà Ê-li-sa-bét với Mẹ Maria: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Con lòng Bà gồm phúc lạ”, xảy ra trong lúc Mẹ Maria đang mang thai và Ngôi Hai Thiên Chúa chưa được sinh ra. Vì thế chúng ta không thấy có từ “Giêsu” trong lời khen đó. Điều này cũng dễ hiểu vì bà Êlisabét không biết tên Chúa Giêsu vì lúc đó Hài Nhi chưa ra đời. Đến thế kỷ XI, Thánh Danh Chúa Giêsu được trang trọng thêm vào kinh Kính Mừng: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ”.
Như vậy, tới thời điểm này, kinh Mân Côi bao gồm kinh Lạy Cha, và kinh Kính Mừng hai phần tương đối hoàn chỉnh.
    Thế kỷ thứ mười ba là thời gian các lạc thuyết mà từ lâu đã âm ỉ bắt đầu bùng lên. Lạc thuyết Vaulois nổi lên chống đối quyền lực của Giáo Hội và ly khai. Lạc thuyết Cathare có nguồn gốc Đông phương lan đến Tây phương. Lạc thuyết Albigian có nguồn gốc tại Albi lan rộng xuống miền nam nước Pháp.
    Cả nhóm Albigian lẫn Cathare là những tổ chức bí mật. Họ thề chống lại Giáo Hội Công Giáo, phủ nhận mọi quyền bính quốc gia cũng như quyền sở hữu. Theo thuyết của họ, thế giới vật chất là của ma quỷ nên phải từ bỏ. Họ cho rằng trên đời chỉ có hai vị thần: thần lành ở trên, thần dữ ở dưới. Muốn tránh thần dữ thì phải thoát tục, khinh chê xác thịt, từ bỏ hôn nhân, chán ghét sự sống. Từ “Cathare” có nghĩa là “siêu thoát”, nên muốn được cứu rỗi phải diệt hết nhục dục.
       Giáo Hội cử hết nhóm này đến nhóm khác để dẹp lạc giáo, kể cả dùng vũ lực nhưng vẫn bị thất bại thảm hại. Thánh Đaminh được chính Đức Mẹ Maria hiện ra và dạy cho phương thế để chiến đấu: đó là giảng thuyết và cầu nguyện bằng kinh Mân Côi.
Mẹ còn dạy cho thánh nhân kết hợp cuộc đời của Chúa và các đặc ân Mẹ được Thiên Chúa trao ban vào kinh Mân Côi để hình thành các mầu nhiệm: Vui – Thương – Mừng. Mỗi mầu nhiệm gồm năm chục kinh, và mỗi một chục kinh diễn tả một đặc ân, mở đầu bằng biến cố “Truyền Tin” và kết thúc bằng việc “Mẹ được vinh thưởng trên trời”. Nhờ sự cổ võ không mệt mỏi của Thánh Đaminh, kinh Mân Côi được đọc rộng khắp. Không bao lâu sau đó, các bè rối lạc thuyết tan rã và Giáo Hội được canh tân.
( Đức Mẹ trao ban chuỗi kinh Mân Côi )
         Đúng mười thế kỷ, qua nhiều giai đoạn và nhiều lần Mẹ hiện ra dạy bảo: kinh Mân Côi trở nên đầy đủ và trọn vẹn mà chúng ta đọc ngày nay.
Vào thế kỷ mười sáu, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi là một lực lượng hùng mạnh, được trang bị các vũ khí tối tân thời đó, cộng thêm các chiến binh được thao lược kỹ càng và dày dặn kinh nghiệm trận mạc. Chỉ trong vòng tám năm (1521-1529), Bỉ, Rhodes, Hungary, Persia và một số nước khác đã rơi vào tay quân Thổ. Chúng giết hại Kitô hữu, đập phá nhà thờ, xâm chiếm Châu Âu với cao vọng tận diệt đạo Công Giáo.
Đến năm 1571, khi lực lượng quân đội Thổ ở vào giai đoạn hùng mạnh nhất, chúng lại tiếp tục cướp bóc, tàn phá. Đảo Syprus, một đảo được phòng thủ chắc chắn và kiên cố, vậy mà cũng bị bọn chúng đánh chiếm. Mục tiêu kế tiếp chính là Rô-ma: “trái tim” của Công Giáo.
Đứng trước cuộc chiến không thể tránh khỏi đó, Đức PIO V, một vị Giáo Hoàng xuất thân từ Dòng Đaminh đã kêu gọi mọi người thành lập Đạo Binh Thánh Giá để chống trả, đồng thời ngài cũng mời gọi tín hữu hãy lần hạt Mân Côi để xin sự trợ giúp của Mẹ Maria.
Lực lượng của cuộc chiến nghiêng hẳn về phía quân Thổ với hơn ba trăm chiến thuyền có trang bị đại bác, lính đã dày dạn kinh nghiệm trận mạc; trong khi lực lượng của Đạo Binh Thánh Giá chỉ có sáu mươi hai chiếc thuyền ở khu vực trung tâm được yểm trợ bởi ba mươi chiếc với tổng cộng sáu khẩu đại bác, với đội quân mới không thạo nghề chinh chiến.
Cuộc chiến nổ ra vào rạng sáng ngày 7 tháng 10 năm 1571 tại vịnh Lê-pan-tô sau một đợt đại bác của quân Thổ. Phía Đạo Binh cũng đáp trả bằng hai quả là dấu hiệu để bắt đầu cuộc chiến. Trong khi quân Thổ với cờ xí, băng rôn, còi, tù và ầm vang trời, thì Đạo Binh Thánh Giá sau một hiệu trống, tất cả đều quỳ gối xuống để cầu nguyện.
Trong khi hai bên giao chiến, ở hậu phương, từ Đức Giáo Hoàng đến mọi người dân: già trẻ, lớn bé đều đọc kinh Mân Côi để cầu nguyện xin Thiên Chúa thương và xin Mẹ trợ giúp. Cuộc chiến kéo dài đến quá nửa trưa thì các cơn gió mạnh thổi từ những hướng khác nhau liên tục dồn các chiến thuyền của quân Thổ lại, khiến chúng không thể tiến lui được. Đến khoảng bốn giờ chiều, trong tổng số ba trăm chiếc thuyền của quân Thổ, chỉ có năm mươi chiếc tìm được cách để thoát thân, một trăm mười bảy chiếc bị bắt, những chiếc còn lại va đập vào nhau và chìm xuống đáy biển. Chiến thắng vang dội tại Lê-pan-tô tạo đà để đẩy lui  quân Hồi giáo ra khỏi các lãnh thổ Công Giáo ở khắp Châu Âu.
Hơn ai hết, Đức Giáo Hoàng PIO V nhận biết chiến thắng này rõ ràng là do Thiên Chúa quan phòng qua lời cầu bầu của Mẹ Maria. Vì thế, ngài chính thức tuyên bố chọn ngày 7 tháng 10 hằng năm là ngày kính nhớ Đức Mẹ Chiến Thắng. Sau này Đức Giêgôriô XIII đổi tên lại thành ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Qua một số điển tích lịch sử, chúng ta đã thấy được hiệu quả rất lớn lao của kinh Mân Côi. Tại sao vậy?
Trước tiên vì kinh Mân Côi là một kinh mà thời gian để hình thành lâu nhất trong lịch sử (10 thế kỷ). Hơn nữa, kinh Mân Côi gồm kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu đã dạy các tông đồ, cùng với kinh Kính Mừng: là lời chào của Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel mà ta hay gọi là thánh vịnh thiên thần: “Kính mừng Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà”, lời ngợi khen của bà Êlisabét đã được thêm thánh danh Chúa Giêsu: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ”, và lời cầu xin cậy dựa vào thánh danh Mẹ Thiên Chúa: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen”.
Điều thứ hai kinh Mân Côi có giá trị vì là cuốn Phúc Âm thu nhỏ: từ ngày Đức Giêsu được chịu thai trong lòng Mẹ Maria đến khi Chúa về trời. Rõ ràng trong kinh đó có “Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa, Đấng quyền năng là nguồn mạch mọi ơn phúc” và có “Mẹ Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, Đấng đầy ơn phúc, Đấng có phước hơn mọi người chuyển cầu” cho chúng ta. Nếu kể hết những ơn ích mà qua kinh Mân Côi loài người đã nhận được, thì sợ rằng không ai và cũng chẳng ngòi bút nào có thể viết hết và đầy đủ được.
Trong quá khứ cũng đã có rất nhiều thánh nhân cổ võ phong trào đọc kinh Mân Côi. Người đầu tiên có thể kể đến là Thánh Đaminh, Chân Phước Alan de la Roche, Thánh Louis Maria Monfort, rất nhiều Giáo Hoàng có lòng sùng kính Mẹ qua kinh Mân Côi, đặc biệt Đức Gioan Phaolô II, ngài đã thêm một mầu nhiệm: Năm Sự Sáng mới cho kinh Mân Côi khi khai mạc Năm Mân Côi (2002 – 2003). Rất nhiều các vị thánh là những người có lòng sùng kính Đức Mẹ qua kinh Mân Côi. Thế nhưng nhân vật cổ võ mạnh mẽ nhất cho việc đọc kinh Mân Côi không ai khác hơn chính là Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh Mân Côi.
Vào tháng Hai năm 1858 tại một hang đá ở Lộ Đức, nước Pháp, Mẹ Maria đã hiện ra với Bernadette Soubirous mười bốn tuổi, một cô bé chăn cừu bị bệnh suyễn. Mẹ mặc áo và khăn phủ đầu màu trắng. Áo choàng và khăn thắt lưng màu xanh dương. Dưới chân Mẹ là hai bông hồng màu vàng. Trên tay Mẹ là một cỗ tràng hạt lớn.
Năm 1917, tại đồi Cova da Iria, thuộc làng Fatima nước Bồ Đào Nha, Mẹ Maria đã hiện ra với ba trẻ: Lucia, Giaxintô và Phanxicô vào các ngày mười ba từ tháng Năm cho đến tháng Mười. Vào ngày mười ba tháng Bảy, Mẹ đã dạy cho các em thêm lời này vào sau mỗi chục kinh Mân Côi: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con, giữ gìn chúng con khỏi lửa hỏa ngục, và đưa hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng thương xót Chúa hơn”. Qua Lucia, Mẹ đã cho thế giới biết Sứ Điệp Fatima: “Hãy siêng năng lần hạt. Mau cải thiện đời sống. Tôn sùng Thánh Tâm Mẹ. Hòa bình sẽ đến mau”.
      Kinh Mân Côi không thay thế cho các bí tích và thánh lễ, nhưng được mọi người đón nhận như một việc đạo đức bình dân, dễ thực hiện. Khi đọc kinh Mân Côi với thái độ “khẩu niệm, tâm suy” là lúc chúng ta cùng với Mẹ Maria học hỏi, gắn bó và phó thác cuộc đời bước theo Chúa: cả lúc vui mừng, lẫn những lúc đau khổ, nghèo đói, bị sỉ nhục và thậm chí bị giết chết. Kết thúc kinh Mân Côi là việc Thiên Chúa trao cho Mẹ vương miện Nữ Vương Thiên Quốc, Mẹ được vinh thưởng trên thiên đàng. Chúng ta cùng cầu xin Mẹ bầu cử cho chúng ta một ngày kia sẽ được chiêm ngắm vinh quang của Chúa Giêsu. Âu đó là cùng đích và là niềm hy vọng của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta.


Kính mừng Maria đầy ơn phúc,
Đức Chúa Trời ở cùng Bà.
Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ,
và Giêsu Con lòng Bà gồm phúc lạ.

Thánh Maria! Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con
là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen”.

hail mary, full of grace,
the lord is with you
blessed are you among women,
and blessed is the fruit of your womb, jesus.
Holy mary, Mother of god
pray for us sinners, now
and at the hour of our death . amen

Thánh nữ Catherine la Bouré

Thánh nữ Catherine la Bouré


      Thánh Nữ Catherine La bouré là thôn nữ hiền hậu của làng Fain-les-Moutiers, hạt Côte D'Or, một thung lũng nhỏ gần làng của thánh Bernardô và Chantal, nước Pháp. Thánh Nữ sinh ngày 2 tháng 5, 1806. Cha mẹ đặt tên là Zoé. Thánh nữ đã mồ côi mẹ từ lúc 8 tuổi. Lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó và đức độ của gia đình, vì thế ý định dâng mình cho Chúa ngày càng mạnh mẽ. Thân phụ của thánh nữ là một nông gia đã từng theo học để lên chức Linh Mục, nhưng ông hồi tục vì ghét cơ cấu của Giáo Hội. Chẳng những không chấp nhận ý định đi tu, nhất là khi có những người ngỏ ý cưới con ông, mà ông lại còn dùng kế đẩy con vào chốn thị thành, nơi sầm uất nhất của thủ đô Paris, cho làm việc trong tửu lầu, đủ mọi thứ ăn chơi đàng điểm, nơi có nhiều cám dỗ, với hy vọng con gái mình bỏ được ý định tu hành. Nguy nan đâu chẳng thấy, mà lại càng làm cho lửa mến Chúa của Thánh nữ ngày càng nung nấu gia tăng. Thấy thuyết phục con không được, ông đành phải cho con tự do theo ý muốn.

Mùa Xuân năm 1830, Thánh nữ đã xin gia nhập Dòng Nữ Tử Bác Ái của thánh Vincent de Paul ở Chatillon sur Seine. Giữa nơi đất thánh, hoa thánh đức ngày càng nở lớn. Chẳng bao lâu, Thánh nữ được nhận vào nhà tập tại tu viện Rue Du Bac, với tên hiệu mới là Catherine La bouré. Sau khi khấn Dòng, lại được mẹ Bề Trên truyền dạy gửi thân trong tu viện này cho tới khi qua đời.
ĐỨC MẸ HIỆN RA LẦN THỨ 1

Catherine vốn có lòng khao khát được gặp mặt Đức Mẹ từ lâu, nên ngày 18 tháng 7 năm 1830, áp lễ thánh Vincent de Paul, vị sáng lập của Dòng Nữ Tử Bác Ái, Catherine đang say trong giấc điệp, bỗng nghe có tiếng ai gọi bên tai: - Labouré! Labouré!...Thánh nữ giật mình tỉnh dậy, vì ngờ rằng tiếng chị em nào gọi muốn cậy chờ. Nhưng khi vén màn định bước xuống khỏi giường, chị thấy một Thiên Thần nhỏ xinh đẹp, mặc áo trắng đứng ở đầu giường, giữa bầu ánh sáng chói lòa. Thiên thần lên tiếng:
- Xin chị hãy mau tới nhà nguyện, Đức Mẹ đang đợi chờ chị. Vừa sợ vừa bỡ ngỡ, chị trả lời:
- Giờ này không được, cửa nhà nguyện khoá rồi. Miệng nói và tai nghe lời Thiên Thần trấn an:
- Cứ bình tâm, đêm đã về khuya rồi, không còn ai thức cả. Ta sẽ dẫn chị đi.
Vì đã có ý xin gặp Đức Mẹ nhiều lần rồi, nên nghe được lời trấn an, chị liền khoác áo choàng vào và bước theo Thiên Thần nhỏ như cái bóng theo hình lướt qua các dẫy hành lang tiến đến nhà nguyện. Thiên Thần đưa ngón tay đẩy nhẹ, cánh cửa khóa từ từ mở ra. Nhà nguyện sáng trưng và lộng lẫy như một ngày đại lễ. Chị theo sát gót Thiên Thần tiến bước tới gần gian thánh. Bỗng chị thấy Đức Mẹ đầu đội khăn trắng nõn, phủ xuống hai bờ vai. Tấm áo choàng xanh màu nuớc biển phủ ngoài chiếc áo dài màu mỡ gà nhẹ nhàng và tha thướt. Đức Mẹ tiến đến ngồi trên chiếc ghế mà hàng ngày mẹ Bề Trên thường ngồi để nhắn nhủ các chị em. Như một người con xa mẹ lâu ngày, chị quên hết mọi sự xung quanh, chạy đến quì xuống sát chân Đức Mẹ, hai tay chắp lại đặt trên lòng Người.



 Đức Mẹ phán:
- Con yêu mến, Mẹ muốn trao cho con một sứ mệnh và con sẽ phải đau khổ nhiều vì sứ mệnh này, nhưng con sẽ thắng được. Con sẽ bị người ta hành hạ, bị chê bai, nhưng con đừng sợ, sẽ có ơn trên giúp sức cho con. Con cũng sẽ nhận được thật nhiều những điều lạ lùng khác nữa. Con hãy cứ mạnh dạn thưa với cha linh hồn của con về những điều Mẹ dạy. Dừng một lát, Đức Mẹ nói tiếp:- Hỡi con, thế giới này đã làm nên quá nhiều tội lỗi, khiến những đau thương sẽ chồng chất đổ xuống, nhất là quê hương Pháp quốc của con. Đức Vua sẽ bị lật khỏi ngai vàng và máu me sẽ chảy tràn trên các đường phố. Hàng Giáo Phẩm và Các Dòng tu ở Paris cũng sẽ chịu cùng chung một số phận. Đức Hồng Y sẽ phải chết...


ĐỨC MẸ HIỆN RA LẦN THỨ 2
"Ngày 27 tháng 11, 1830, Chúa Nhật trước Chúa Nhật thứ nhất Mùa Vọng, lúc 5g30 chiều, tôi nghe âm thanh tựa như áo lụa xào xạc, từ diễn đàn gần ảnh thánh Giuse.
"Nhìn sang hướng đó, tôi thấy Đức Trinh Nữ đang lửng lơ ngang tầm bức ảnh thánh Giuse. Đức Trinh Nữ đứng lại. Người cao vừa phải, và mặc áo toàn trắng.
"Áo dài của Đức Mẹ trắng như sương mai, có cổ cao và cánh tay áo dài trơn. Khăn choàng mầu trắng phủ trên đầu Người xuống tới chân. Dưới khăn choàng là tóc Đức Mẹ, cuốn lọn, được cột lại bằng dây trang sức ... Mặt Đức Mẹ lộ ra vừa đủ, dĩ nhiên rất đẹp, quá đẹp đến độ tôi không thể nào mô tả sắc đẹp tuyệt vời của Nguời.
"Hai chân Đức Mẹ đứng trên trái cầu mầu trắng, đúng ra phải nói nữa trái cầu, hoặc ít ra là tôi chỉ nhìn thấy một nửa. Cũng có con rắn mầu xanh đốm vàng.

"Một khuôn, hơi hơi bầu dục, bao quanh Đức Trinh Nữ. Trong khuôn đó có những chữ bằng vàng kim: 'Lạy Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, xin cầu cho chúng con là những kẻ cầu khẩn với Người.' Dòng chữ này chạy nửa vòng khuôn bầu dục, bắt đầu từ ngang bàn tay phải, vòng trên đầu, và chấm dứt ở ngang bàn tay trái của Đức Trinh Nữ. Hai bàn tay Đức Mẹ lúc này đưa lên ngang trong tư thế tựa như đang hiến dâng lên Thiên Chúa trái cầu nhỏ bằng vàng, tiêu biểu cho thế giới, trên trái cầu có thánh giá bằng vàng. Cặp mắt Đức Trinh Nữ nhìn xuống. Khuôn mặt Đức Trinh Nữ xinh đẹp tuyệt vời tôi không thể diễn tả. ...
"Tôi thấy mỗi ngón tay Đức Mẹ có ba chiếc nhẫn lớn nhỏ khác nhau. Nhẫn lớn nhất ở đốt sát lòng bàn tay. Nhẫn cỡ trung ở đốt giữa. Nhẫn nhỏ nhất ở ngoài cùng. Trên mỗi chiếc nhẫn có những hạt kim cương lóng lánh lớn nhỏ khác nhau. Một vài hạt đẹp hơn các hạt khác. Những hạt kim cương lớn chiếu ra tia sáng lớn. Những hạtnhỏ chiếu ra tia sáng nhỏ hơn. Những tia sáng đó chói lòa bao phủ bệ dưới chân Đức Mẹ và tôi không còn nhìn thấy hai bàn chân Đức Mẹ nữa.
"Trong khi tôi đang say sưa ngắm nhìn Đức Trinh Nữ, Người nhìn xuống tôi. Tôi nghe Người nói: 'Trái cầu này tiêu biểu toàn thể thế giới, đặc biệt là Nước Pháp, và cách riêng từng người. Những tia sáng này tiêu biểu các ân sủng Mẹ ban cho những ai cầu xin các ơn đó. Những viên kim cương không chiếu tia sáng là những ân sủng mà các linh hồn quên không xin.'"
"Trái cầu bằng vàng biến đi trong bầu ánh sáng; hai bàn tay mở ra và hai cánh tay thả xuống vì sức nặng của các kho tàng ân sủng trong tay. Khi đó tiếng Đức Mẹ nói: 'Con hãy nói người ta làm ảnh theo mẫu này. Tất cả những ai mang ảnh này sẽ được những ân sủng lớn lao; người ta nên đeo ảnh này ở cổ. Các ân sủng sẽ dồi dào cho những ai mang ảnh này với lòng tin vững vàng.'"
"Khuôn mẫu ảnh đó xoay phía sau tới, tôi nhìn thấy mặt sau của tấm ảnh: một mẫu tự M lớn và thánh giá đặt trên một đà ngang; phía dưới mẫu tự M có Thánh Tâm Chúa và Trái Tim Mẹ Maria, một trái tim có vòng gai bao quanh, một trái tim bị lưới giáo xuyên thấu."

LẦN HIỆN RA THỨ 3

Cách mấy hôm sau, Đức Mẹ lại hiện ra với Thánh nữ lần thứ ba, cũng vào giờ nguyện ngắm ban chiều. Chỉ khác lần trước là Đức Mẹ xuất hiện ở trên cao, ngay phía sau nhà chầu của bàn thờ chính. Y phục Mẹ mặc cũng vẫn như hai lần trước. Có khác là những tia sáng ngọc ngà phát ra từ tay Đức Mẹ chiếu xuống chói lọi như ánh mặt trời, trong luồng sáng ấy có vài thứ không phát sáng làm Thánh nữ thêm bỡ ngỡ. Đức Mẹ phán:
- Những viên ngọc không phát sáng này là những ơn phúc mà người ta quên không nài xin.
Trước khi biến đi. Đức Mẹ phán:

- Hỡi con, từ nay con sẽ không còn gặp Mẹ nữa, nhưng Mẹ sẽ nói với con trong lúc con cầu nguyện.

Lời Đức Mẹ phán dạy đã thực sự xẩy ra tại thành phố Paris. Vua Charles X đã thoái vị. Đức Hồng Y Sarboy phải lẩn trốn. Máu đã chảy dài trên khắp các phố xá và một sự thay đổi mới đã đến với nước pháp. Cha Aladel là cha linh hồn của Thánh Nữ đã cho đúc ảnh vẩy như mẫu Đức Mẹ cho Thánh Nữ thấy và Ngài đã đứng ra rao truyền việc tôn kính "Ảnh Thánh Mẹ hay làm phép lạ - hay Ảnh Mẹ Ban ơn lành". Chị khiêm tốn ẩn mình suốt bốn mươi sáu năm, cố gắng tránh không nói về việc Đức Mẹ hiện ra. Mãi tới trước ngày chị lìa trần vào ngày 31 tháng 12, 1876, chị mới vì vâng lời mà xác nhận rằng chị đã thị kiến "Đức Trinh Nữ." 

      
Thánh catherine la boure


Năm 1933, khi cải mộ để lập hồ sơ xin phong thánh cho chị, Thánh Nữ Catherine Labouré đã qua đời trên một trăm năm mà xác thánh Người vẫn còn nguyên vẹn và xinh đẹp như khi còn sống. 
   Chị Catherine Labouré được Đức Thánh Cha Pio XII phong lên bậc hiển thánh năm 1947.

con duc me

con duc me.

Lịch sử Giới Trẻ Con Đức Mẹ



         Sau cuc cách mng Pháp 1789 , tng lp quý tc b suy tàn, giai cp tư sn t t nm chính quyn . Chính trong thi đim này công cuc k ngh hóa bùng n :than m , st, si dt , máy chy bng hơi nước ...Đây là thi rt thnh hành v kinh tế . Vì thế, người dân quê đ dn lên tnh đ sinh sng nhưng h gp rt nhiu khó khăn khi tìm vic làm, làm vt v mà vn không đ sng. Không có s công bng trong s phân phi lao đng.

Cuc Cách Mng Pháp năm 1789
   
   Đu thế k 19 ,các th thuyn sng trong cnh cùng kh, thương tâm đi nghch vi s sung túc ca ci ca gii thượng lưu .Trong các thành th giai cp bình dân nghèo kh vì nn đói, b bóc lt sc lao đng . Đ nuôi sng mt gia đình , người ln và tr em phi làm vic rt khc nghit : làm t 12 đến 16 gi lao đng mi ngày vi đng lương r mt, nơi cht chi và dơ bn, thc ăn thiếu dinh dưỡng , thiếu v sinh.
     Tr em 8 tui làm vic trong các hm m, nhng em bé hơn thì làm trong các xưỡng dt si . Các thiếu n t 10 đến 20 tui làm vic t 4,5 gi sáng đến 10,11 gi đêm.Chính vì thế, phân na các em t 5 đến 15 tui không th nào có gi đi đến trường hc được . Tình trng mù ch chiếm mt t s rt ln trê nước Pháp.
Ngoài ra, do sng trong môi trường thiếu v sinh, do hu qu ca lao đng nng so vi mt sc khe yếu kém , nhiu thanh niên thiếu niên b lit vào hng còi xương, cơ th b biến dng, thương tích, tt nguyn ,bnh tt đy dy .



Cnh nông dân Pháp thế k 19

 Chính trong bi cnh đó , trong ln hin ra ln th nht vào đêm 18 rng ngày 19/07/1830 ,Đc Maria đã trao cho ch Catherine Laboure mt s mnh đc bit liên quan dến gii tr.

( ĐC M HIN RA VI THÁNH N CATHERINE LABOURÉ )
"Con hãy đi gp Cha linh hướng , nói rõ cho ngài biết M mun thành lp Hi Đoàn Con Đc M , ngài s là giám đc ca Hip Hi này"
        
        Qua trung gian ch Catherine Laboure , Đc M nhc nh Giáo Hi s khn  thiết đi đến vi nhng người tr đang sng trong nhng hòa cnh khó khăn mà không được quan tâm đến . Tht vy, cuc sng khc nghit, cam go ca thế k 19 đã làm cho đông đo thanh thiếu niên gii bình dân không được dy d, giáo dc v đc tin và luân lý .
      Sau vài năm do d , Cha Aladel vi chc v mi , làm phó B Tên Tu Hi Truyn Giáo và là Cha Đi Din ca các N T Bác Ái Paris, Cha bt đu thc hin ý mun ca Đc M
       Ngày 02/02/1840, Hip Hi Con Đc M được thành lp trong nhng trung tâm t thin do các N T Bác Ái  đm nhim .
         Ngày  20/06/1847, Đc Giáo Hoàng Pio lX ban sc lnh phê chun , nhìn nhn s hin din chính thc ca Hip Hi Gii Tr Con Đc M.


ĐC GIÁO HOÀNG PIO lX

               Năm 1850 , Đc Giáo Hoàng Pio 1X " ban rng cho các t nh nghèo do các ch  N T Bác Ái trông coi , và các thiếu niên, hc sinh trong các trường ca các Cha Tu Hi Truyn Giáo cũng được hưởng nhng ân xá đã ban ngày 20/06/1847" (Thánh B Ân Xá ngày 18/07/1850).
            Ngày 19/09/1876 , Đc Giáo Hoàng Pio lX cho phép 'được nhn vào Hip Hi c nhng thiếu n  du không đi hc trong các trường hay không làm vic trong các nhà do các ch N T Bác Aí qun đ ".
               Ch d ngày 72/04/1877 ,và chiếu thư ca Đc Giáo Hoàng Léo Xlll ngày 02/08/1897 , cho phép Cha B Trên Tnh ca Tu Hi Truyn Giáo Mêhicô , cùng các linh mc nào được v B Trên y y nhim mà có Giám Mc công nhn ,cũng được quyn thành lp và điu khin các Hi Con Đc M và cũng được thông cho các hi y hưởng nhng ân xá mà các Hi Con Đc M hin din đang được hưởng.

ĐC GIÁO HOÀNG LÉO Xlll

Đc Giáo Hoàng léo Xlll , cho phép các Hi Con Đc M ti nước Pháp " được quyn di chuyn phòng hp hoc trong nhà th giáo x hoc trong các nhà khách ca dòng N T Bác Aí  
     
Ngày 25/03/1931 sau ngày l k nim Bách chu niên nh Đc M hay làm phép l, Đc Giáo Hoàng Pio Xl m tht rng ca cho Hi Con Đc M . Ngài cho phép các v B Trên Tnh ca Tu Hi Truyn Giáo  " Ly tư cách là đi din ca v B Trên Tng Quyn được quyn y nhim li cho các Cha s đ lp Hi Con Đc M trong giáo x ca mình theo đúng quy tc và lut l như các Hi đã thành lp trong các dòng N T Bác Ái , nhà M ti Paris ,nơi Đc M đã hin ra ban nh hay làm phép l, là trung tâm ca tt các các Hi đnh lp"
ĐC GIÁO HOÀNG PIO Xl

Ngày 11/12/1943 , Đc Thánh Cha pio Xll ,Li ban rng quyn y cho các v B Trên các nhà thuc Tu Hi  Truyn Giáo mà có mt nhà th hoc nhà nguyn bán công ,vi điu kin theo thường l là có Bn quyn s ti ưng nhn , và mn là giáo x chưa có Hi Con Đc M nào khác .
ĐC GIÁO HOÀNG PIO Xll
Tóm li, mc đích ca Hip Hi là quy t gii tr bình dân , chia s đi sng , hun luyn cho h v nhân bn và Kitô giáo , giúp sng đc tin vng vàng ngõ hu các bn tr biết tham d vào s mnh truyn giáo ca Giáo Hi và tr nên nhng chng tá trong môi trường sng ca mình .
       Theo dòng lch s , Gii Tr Con Đc M  phát trin rt nhanh và không ngng đáp ng vi tng hoàn cnh sng  ca tng thi đi ,vi nhng não trng cũng như nhng  nhu cu mi ca người tr . Gii Tr Con Đc M  luôn đ mình b cht vn vi nhng tiếng kêu than trong xã hi cũng như muôn vàn s đ v nơi người tr trê thế gii. Gii Tr Con Đc M   mun tìm đến vi các bn tr xa lánh Giáo Hi , nhng người đang sng trong nhng tình hung khó khăn và c nhng bn đang  ch la dn than vào s mnh phúc âm hóa , Hip Hi thay đi theo thi gian nhưng vn mt mc trung thành  vi tinh thn ca kinh Magnificat , đây là c mt chương trình hành đng ca tin mng .
      Chc chn , Gii Tr Con Đc M  ra đi không phi là sáng kiến  riêng ca cha  Aladel hay bt c mt người đi nào nhưng đó là ý mun ca đc Maria , M Thiên Chúa , Qua Catherine Labouré , M đã trao ban cho ch s đip “ Hãy thành lp Hi  Con Đc M  và cha gii ti s là Giám Đc ''
      Xưa cũng như nay , theo gương Đc Maria , Gii Tr Con Đc M  được mi gi dn thân bên cnh nhng người b b rơi nht, luôn chn phc v nhng người bé nh thp hèn nht . S đip Ph Bc không phi là mt truyn thuyết nhưng đó chính là sư đip tình yêu cho ngày hôm nay , cho ngày mai … hu người Tr Con Đc M  được hun luyn trưởng thành v đc tin, đy tràn sc sng , biết yêu mến biết lng nghe người khác, cùng vi Đc Maria lên đường đ tr nên nhân chng tình yêu .

tom tat Hội Con Đức Mẹ



tom tat tieu su cdm



Hội Con Đức Mẹ được chính Đức Mẹ ân cần thiết lập khi hiện ra với Thánh nữ Catherine Labouré, thuộc Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn, năm 1830, tại nguyện đường ở số 140, Rue Du Bac, Paris Quận 7, Pháp.Hội đã được Đức Giáo hoàng Pius IX ban hành sắc lệnh phê chuẩn ngày 20/06/1847. Ngày 19/07/1850, Bề trên Tổng quyền dòng Thừa Sai và Tu đoàn Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn được đặt làm Tổng Tuyên uý và Tuyên uý của Hội Con Đức Mẹ.Tại Việt Nam, Hội Con Đức Mẹ được các Nữ Tử Bác Ái tại Gia Định (nay là số 10 Phan Đăng Lưu, Q. Bình Thạnh,TP.Hồ Chí Minh) thành lập ngày 07/09/1932 trong giáo phận Sài Gòn.Trước năm 1975, Hội có mặt tại nhiều giáo xứ ở miền Nam, một số ở miền Bắc và miền Trung. Sau năm 1975, Hội tạm ngưng sinh hoạt. Khoảng 10 năm gần đây, Hội sinh hoạt trở lại và đang trong giai đoạn khôi phục và phát triển.Bản chấtHội mang tính chất chung của các phong trào Công giáo Tiến hành, hoạt động thuần tuý tôn giáo trên phạm vi quốc tế, quốc nội và được đặt nền tảng trên các giáo xứ thuộc các giáo phận.Mục đích và tôn chỉĐức Maria muốn quy tụ những người trẻ để họ:



•- Được giáo dục về nhân bản và Kitô giáo để trở thành người tốt và người Công giáo trưởng thành.•- Có khả năng truyền giáo: tham dự vào sứ mạng truyền giáo của Giáo Hội bằng đời sống đạo đức, phục vụ và dạy giáo lý khi có thể.•Phương hướng hoạt động•- Sống thành nhóm: sống huynh đệ theo tinh thần Phúc Âm.•- Chiêm ngắm: biết nhìn vào cuộc sống: học biết nhìn mình và người khác dưới cái nhìn của Phúc Âm.•- Phục vụ: là con đường truyền giáo tốt nhất.Tổ chức



Giới trẻ giáo dân là lực lương chủ lực của Hội.Qua Mẹ Maria, mọi thành viên phải ra sức khám phá với vai trò tích cực của Mẹ và của bản thân đương sự, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, trong việc cộng tác trực tiếp vào mầu nhiệm cứu độ nơi Đức Kitô và Giáo Hội của Người.Theo nội quy hiện nay, cha chính xứ là cha linh hướng của Giới trẻ Con Đức Mẹ tại giáo xứ.Thực hành cụ thể- Hội luôn đồng hành với giới trẻ, sống tình liên đới và sống Phúc Âm bằng cách hành động cùng với người khác hằng ngày.- Hội tham gia hoạt động trực tiếp trong giáo xứ như: quét dọn nhà thờ, giúp lễ, ca đoàn, dạy giáo lý hay dấn thân trong các môi trường xã hội bằng cách chăm chỉ học tập các nhân đức của Mẹ Maria hầu thăng tiến bản thân, môi trường và xã hội… nhất là để thánh hoá giới trẻ và làm cho tuổi trẻ có ý nghĩa hơn.- Tất cả đều quy về mục đích mở mang nước Chúa trong chính lòng người, góp phần xây dựng giáo xứ, cải thiện cuộc sống bằng mọi phương thức hiện có của thời đại…